Để nâng cấp máy tính, thì hai thứ mình nghĩ là bạn nên nâng cấp dễ dàng và càng sớm càng tốt chính là ổ cứng từ HDD sang SSD và RAM máy tính. Nó thực sự tác động trực tiếp đến hiệu năng sử dụng PC của bạn. Ở bài viết này chúng ta nói về nâng cấp RAM cho máy tính của bạn trước nhé. Trong bài tới sẽ nói đến nâng cấp ổ cứng sau
Bạn cần bao nhiêu RAM vào thời điểm hiện nay
RAM bao nhiêu thì tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng máy tính của bạn, một người chuyên đồ họa hoặc chơi game nặng thì chắc chắn sẽ cần nhiều RAM, một người chỉ viết bài lắp mạng FPT như mình thì cũng cần đến đồ họa tốt một chút nhưng không phải quá cao. Tuy nhiên, RAM 8G là mức phổ thông thời điểm hiện tại, còn không thì 16GB là mức nên sử dụng để tối ưu nhất. Còn máy tính càng nhiều ram thì càng tốt, nó là một bộ nhớ lưu trữ tạm nên tác vụ sẽ tốt hơn nếu ram nhiều hơn nhưng càng lên cao ( như vượt qua mức 32GB ram thì hiệu năng tăng không rõ nhận ra nếu bạn không sử dụng tác vụ rất nặng
Kiểm tra xem mình đang có bao nhiêu RAM trong máy tính
Trước khi nâng cấp thì bạn cần biết mình đang sử dụng bao nhiêu ram. Cách đơn giản nhất là tháo máy ra và xem mình đang có bao nhiêu RAM, khá đơn giản phải không. Nhưng ngoài ra thì cũng có thể sử dụng phần mềm để kiểm tra
Bạn vào Seach ( tìm kiếm) > đánh chữ dxdiag để hiển thị thông tin về dung lượng RAM đang sử dụng của bạn

Như ví dụ hình ảnh trên thì Memory là 16Gb ram, quy đổi theo phép tính là 1024MB bằng 1GB. Tương đối thôi chứ không phải chính xác từng MB bạn nhé
Nhưng bằng cách này thì nó chỉ đơn giản là báo cho bạn biết, bạn đang sử dụng bao nhiêu GB ram mà thôi, Còn loại gì, hãng nào thì, bus bao nhiêu thì lại thông số khác. Khi đó chúng ta cần đến sử dụng phần mềm
Cài đặt phần mềm Speccy – kiểm tra thông số phần cứng máy tính

Thời gian: 2 hours and 5 minutes.
Cài đặt phần mềm Speccy để kiểm tra thông tin phần cứng máy tính của bạn
- Bước 1: Tải phần mềm
Bạn truy cập Speccy ( và tải phần mềm ( bản miễn phí là đủ dùng rồi ) về máy tính của bạn.
- Bước 2: Mở phần mềm nên để xem thông số phần cứng máy tính
Phần mềm này sẽ kiểm tra và check chi tiết toàn bộ thông số phần cứng mính của bạn
Như bạn thấy là những thông số cần quan tâm - Thông số cần quan tâm
Memory Slot : Số lượng khe cắm ram trên máy tính của bạn, như hình là tổng có 4, sử dụng 2 và còn 2 khe trống
Type: Ram này thuộc hệ DDR4 ( mỗi chuẩn này sẽ có chân RAM khác nhau ) > thông số này quan trọng
Size : Dung lượng là 16GB
Channels: Dual là đang sử dụng hai thanh 8GB ( cắm hai khe ram trên main)
Máy tính của bạn cần bao nhiêu RAM
Thì ở phần này, nó khác với nhu cầu của bạn mà máy tính của bạn cần ( hoặc có thể là tối đa được bao nhiêu RAM) thì bạn cũng check trên phần mềm luôn
Phần 1: Phần cứng máy tính của bạn cần bao nhiêu RAM
Nói chính xác hơn là main máy tính đó có thể tải được bao nhiêu ram, nhiều máy tính có khả năng hỗ trợ lượng RAM khá thấp.
Lại vào tiếp Speccy và tìm vào Motherboard > tìm ra tên của main PC là Gigabyte , mã B460m aorus Pro

Sau đó lên Google tìm kiếm ra hãng làm main này, họ khuyến nghị như thế nào

Nếu thế thì mình lắp thêm 2 thanh 8GB cũng thoải mái rồi nhể. nhưng thực tế đang dùng 16GB cũng cảm thấy thoải mái lắm rồi, chả bao giờ tràn RAM gì luôn
Phần 2: Hệ điều hành của bạn có thể tối đa bao nhiêu GB
Cái này thì theo chuẩn Windows nhé. Vì mình dùng Windows là chính mà
- Windows 32 bit: Phiên bản 32 bit của Windows 10 chỉ có thể xử lý tối đa 4 GB RAM, bất kể bạn đang chạy phiên bản Home, Professional hay Enterprise. Điều này cũng đúng với Windows 7.
- Windows 64 bit: Các phiên bản Windows 64 bit có thể xử lý tối đa 128 GB cho Windows 10 Home và tối đa 2 TB cho Windows 10 Education, Professional hoặc Enterprise. Trên Windows 7, mọi thứ hơi khác một chút. Phiên bản Home Basic có thể xử lý tới 8 GB, Home Premium lên tới 16 GB và Professional lên tới 192 GB.
Nhìn chung lại thì cơ bản tầm 32Gb trở lại thì bạn cũng không cần tìm hiểu quá sâu đâu, được hết ấy mà, Chỉ quan tâm xem có bao nhiêu khe ram và nâng cấp thôi
QUAN TRỌNG: Chuẩn RAM máy tính bạn sử dụng
Mình phải note lại quan trọng vì thực sự nó rất quan trọng luôn. Chuẩn ram mỗi thời kỳ sẽ cho ra hiệu năng và xung đội khác nhau, hơn hết thì mỗi chuẩn sẽ có chân cắm khe Ram khác nhau nên mua nhầm thì chỉ vứt đi thôi, không cắm vào được đâu. Nên bạn cần đặc biệt chú ý phần này nhé
Phân loại: Cần phân biệt rõ RAM laptop và RAM PC khác nhau hoàn toàn, không thể lắp ram này thay cho nhau, hơn hết thì một số PC mini có sử dụng RAM Laptop chứ không phải RAM PC. Vì thế tốt nhất là tháo máy ra, nhìn ram cỡ nhỏ thì là RAM Laptop, RAM dài và lớn và RAM PC

Chuẩn RAM mà PC bạn sử dụng
Hiện tại chủ yếu sẽ có những chuẩn RAM ( thế hệ ram như này ) anh em tham khảo cho chính xác nhé
- DDR2: Thế hệ này được giới thiệu vào năm 2003. Rất có thể máy tính của bạn không sử dụng bộ nhớ DDR2 trừ khi đó là một hệ thống cực kỳ cũ.
- DDR3: Thế hệ này được giới thiệu vào năm 2007. Nó hầu như chỉ được thấy trong các PC cũ.
- DDR4: Thế hệ này được giới thiệu vào khoảng năm 2014. Nó được tìm thấy trong nhiều máy tính được sản xuất sau năm 2014 và vẫn phổ biến vào năm 2023.
- DDR5 : DDR5 được phát hành chính thức vào năm 2020 nhưng không được hỗ trợ bởi các bo mạch chủ và CPU của người tiêu dùng cho đến năm 2021. Nó được tìm thấy trong các PC đam mê, chuyên nghiệp và chuyên nghiệp.
Sau đó sử dụng phần mềm Speccy ở trên để xem máy tính của bạn đang sử dụng Chuẩn RAM nào

Bạn nhìn thấy rõ thông số TYPE là DDR4 như trên máy tính của mình. Vì thế mình sẽ mua ram DDR4-2666( 1333Mhz) dung lượng 8Gb> còn máy tính của bạn như thế nào thì bạn mua như phần mềm báo là được

MUA RAM VỀ THAY
RAM máy tính hoạt động Dual thì ví dụ hai thanh 8GB = 16GB sẽ có hiệu năng tốt hơn là 1 thanh 16GB. Và 4 thanh 8Gb sẽ hiệu năng tốt hơn là 2 thanh 16GB, NHƯNG QUAN TRỌNG LÀ NÂNG CẤP, nếu bạn xác định từ đầu là sẽ nâng cấp lên rất nhiều RAM thì mua RAM cao luôn, sau này bạn không thể lắp 2 khe 8GB, hai khe 16Gb được mà lắp đồng loạt dung lượng bằng nhau
Vì thế nếu bạn tự mua về thay, thì tối ưu nhất là mua thanh RAM y như Ram cũ ( ví dụ cùng hãng, cùng BUs…. hoặc khác hãng nhưng cùng BUS. và thay vào, nhất định không nên cắm 3 thanh ram mà luôn khe ram chẵn, ví dụ 2 thanh hoặc 4 thanh hoạt động chứ đừng 3 có 2 thanh ram rồi thì mua thêm 1 để thành 3 khe nó không hề ổn đâu
Cách thay RAM PC
Bước 1: Tắt toàn bộ nguồn thiết bị máy tính, rút nguồn và ấn nút nguồn một lần nữa cho xả sạch điện trong máy tính. Chú ý kỹ là tắt nguồn rút điện nhưng vẫn bấm nút nguồn một lần nữa nhé
Bước 2: Mở main máy tính ra, mở khe cắm ram

Bước 3: Cắm thanh ram vào theo phương thẳng đứng

Bước 4: Khóa nấc ram. là hai cái nấc bạn mở ở bước 2 ấy, cho chặt vào

Cắm nguồn và bật lại máy tính của bạn thôi.
Cách thay RAM Laptop
Laptop thì có thể có nhiều hơn 1 chuẩn cắm RAM, nhưng cơ bản nó như thế này
Bước 1: Tháo laptop của bạn ra, để nhìn thấy phần chứa ram

Bước 2: Có hai nấc khóa thép bạn kép sang hai bên để bật ram lên

Những điều cần biết về thay ram và nâng cấp RAM
Có nhưng còn tùy vào máy nhé, nhiều máy thì hàn chết RAM vào, nhiều máy chỉ có một khe ram thôi. Với Laptop thì tốt nhất nên tháo ra xem trực tiếp luôn. Giờ mấy ông sản xuất Laptop thường hay lấy lí do là mỏng nhẹ mà lược bỏ đi khá nhiều, nhất là một con laptop xịn mà fixx cứng 4 hoặc 8GB ram là dở luôn
Bài viết liên quan
SSD thì dùng được trong thời gian bao lâu?
Nhiều người vẫn có khái niệm SSD có giới hạn thời gian sử dụng và [...]
Th3
Cách để kích hoạt esim nhà mạng Viettel, Mobifone tại nhà ( Online)
Các thế hệ điện thoại hiện nay như iPhone, Samsung đã chuyển qua sử dụng [...]
Th3
Xem và xóa lịch sử web ẩn danh trên Chrome
Chắc hẳn, bạn đã nghĩ rằng : Ẩn danh rồi thì còn gì nữa đâu [...]
Th3
10 phương án cải thiện sóng wifi hiệu quả
Cải thiện sóng internet wifi của nhà bạn với 10 phương án được giới thiệu [...]
Th3
Snipping Tool – Quay màn hình miễn phí trên Windows 11
Trong các bài viết của FPTTelecom.net , cả về thủ thuật, hướng dẫn rồi lắp [...]
Th3
Lựa chọn Gói cước Internet phù hợp với nhu cầu sử dụng
Những tưởng, việc chọn cho mình gói cước internet là khá khó khăn, tuy nhiên [...]
Th2