Mục lục nội dung
Đôi mắt là cửa ngõ tâm hồn theo cách nói văn chương, còn trong cuôc sống đôi mắt cực kì quan trọng. Vì vậy phải bảo vệ đôi mắt thật cẩn thận. Đặc biệt là với trẻ em, đối tượng rất dễ bị tổn thương. Chọn đèn học tốt cho các bé cũng góp phần giảm khả năng bị cận thị, viễn thị, các vấn đề về mắt,… Dưới đây là 5 tiêu chí chọn đèn học để bảo vệ mắt để mọi người tham khảo.
Xem thêm: https://fpttelecom.net/category/mua-hang-tren-mang/
1. Chiều cao của đèn
Với các loại đèn để trên bàn học, nên chọn loại đèn có độ cao từ 40 – 50cm hoặc có thể tùy chỉnh độ cao phù hợp. Đây là độ cao phù hợp với trẻ, giúp ánh sáng tỏa đều khắp bàn học.
Nên chọn loại đèn có chều cao từ 40-50 cm hoặc có thể tùy chỉnh chiều cao cho phù hợp
2. Công suất đèn quyết định việc bảo vệ đôi mắt của người dùng
Nên chọn đèn có công suất phù hợp, quá yếu hay quá mạnh đều làm mắt bé phải điều tiết nhiều, gây nhức, mỏi mắt. Bởi vì công suất đèn quyết định phần lớn trong việc bảo vệ mắt cho trẻ nhỏ.
Vì vậy, khi chọn đèn bàn học là loại lắp bóng đèn LED, nên chọn loại có công suất dưới 13W, hoặc chọn bóng đèn công suất dưới 60W nếu là loại bóng đèn sợi đốt.
Công suất của đèn quyết định đến việc bảo vệ đôi mắt của người dùng
3. Thân và chụp đèn nên linh hoạt và không hắt sáng quá nhiều
Những loại đèn có thân đèn (cần đèn) có thể điều chỉnh linh hoạt, xoay được các phía giúp học sinh có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều không gian học khác nhau.
Phần chụp đèn tốt là phần được thiết kế không để ánh sáng hắt ra quá nhiều, đồng thời cũng không che khuất nhiều ánh sáng gây tối khi sử dụng. Bạn nên yêu cầu người bán bật thử để kiểm tra thực tế phần này.
Thân và chụp đèn nên linh hoạt và không hắt sáng quá nhiều
4. Loại ánh sáng của đèn tác động đến tâm lý của người dùng
Các loại đèn bàn học thường được thiết kế có ánh sáng vàng hoặc ánh sáng trắng. Có nhiều quan điểm khác nhau khi chọn ánh sáng đèn, nhưng thực tế, đèn ánh sáng trắng và ánh sáng vàng đều không gây hại cho mắt.
Ánh sáng vàng và ánh sáng trung tính sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ cho mắt và không chói lóa như ánh sáng trắng
Tuy nhiên, hai loại ánh sáng này lại có tác động không nhỏ đến tâm lý người sử dụng. Nếu muốn tạo cho con cảm giác mát mẻ, tỉnh táo khi ngồi vào bàn học, bạn chọn loại đèn có ánh sáng trắng. Còn muốn tạo sự ấm áp, gần gũi, thân thiện thì nên chọn ánh sáng vàng.
Đa số những kỹ thuật viên và người bán hàng sẽ khuyên khách hàng nên chọn màu ánh sáng vàng (3000-3500k) hoặc ánh sáng trung tính (4000-4500k ) vì ở hai dải ánh sáng này sẽ đem lại cảm giác nhẹ dịu cho mắt không chói lóa như ánh sáng trắng (6000k -6500k).
5. Chọn đèn phù hợp với sở thích của người dùng
Nhiều loại đèn có hình dáng khác nhau phù hợp với sở thích của nhiều người
Một chiếc đèn có màu sắc, kiểu dáng phù hợp với mong muốn cũng là một trong những động lực để bé hào hứng hơn trong học tập. Ngoài việc tìm loại đèn đáp ứng các tiêu chuẩn về chiều cao, ánh sáng… bạn cũng nên để ý đến sở thích của từng bé.
Hiện nay, có rất nhiều loại đèn được gắn thêm đồng hồ, các nhân vật hoạt hình trong phim, hay có thiết kế theo hình khối,… để bạn tha hồ lựa chọn.
Lưu ý khi sử dụng đèn bàn
Bạn phải bật thêm các đèn khác cùng với đèn bàn để đảm bảo mắt không điều tiết quá nhiều gây mỏi mắt
- Không chỉ bật duy nhất đèn bàn trong phòng, bạn phải bật thêm các đèn khác để đảm bảo mắt không điều tiết quá nhiều gây mỏi mắt và lóa mắt khi nhìn từ sáng qua tối và ngược lại.
- Nên tạo một không gian ánh sáng đồng nhất để mắt bé không phải điều tiết quá nhiều. Đèn bàn học nên đặt cùng phía với bóng đèn tuýp trong nhà, tránh bị sấp bóng.
Xem thêm: Top bóng đèn được nhiều gia đình sử dụng nhất 2022
Với những tiêu chí trên dù không phải là chuyên gia bạn cũng có thể lựa chọn một chiếc đèn bàn tốt nhất cho đôi mắt. Chúc bạn và người thân sức khỏe thật tốt. Cập nhật các tin tức hữu ích khác về công nghệ, đời sống tại fpttelecom.net. Sử dụng mạng internet cáp quang FPT hoặc tham khảo tại tại FPT Hà Nội để có một kết nối mượt mà, không bị gián đoạn nhé.
Bài viết liên quan
Đánh giá tai nghe NuraLoop
Mục lục nội dung1 Nhận định chung2 Đánh giá nhanh3 Giá NuraLoop và ngày phát [...]
Th1
Đánh giá Tai nghe Lypertek PurePlay Z3 2.0
Mục lục nội dung1 Đánh giá chung2 Đánh giá nhanh3 Giá cả4 Thiết kế5 Hiệu [...]
Th1
Năm 2023 là năm con gì?
Năm 2023 là năm con mèo, được dự báo là một năm nhiều biến động [...]
Th1
Đánh giá Tai nghe Plantronics BackBeat Go 810
Mục lục nội dung1 Đánh giá nhanh2 Thiết kế3 Hiệu suất4 Kết luận Quảng cáo: [...]
Th12
Đánh giá Tai nghe SoundMagic E11BT
Mục lục nội dung1 Nhận xét chung2 Thiết kế3 Tính năng và hiệu suất4 Nhận [...]
Th12
Đánh giá tai nghe In-Ear 1MORE Triple Driver
Mục lục nội dung1 Đánh giá tai nghe In-Ear 1MORE Triple Driver1.1 Đánh giá chung1.2 [...]
Th12